Phương pháp xử lý các khuyết tật trên đèn pha ô tô

Đèn pha là một thiết bị chiếu sáng được dùng phổ biến trên các phương tiện giao thông. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100m trở lên. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách xử lý và vệ sinh đèn pha ô tô đúng cách, cùng với AP CAR CARE tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân xảy ra các khuyết tật trên đèn pha

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các khuyết tật trên đèn pha xe ô tô. Tuy nhiên có một số nguyên nhân phổ biến mà người anh em tài xế hay gặp phải là: 

Chất lượng vật liệu kém: Nếu đèn pha được sản xuất từ các vật liệu không đạt chuẩn, nó có thể bị nứt, ố vàng hoặc giảm độ sáng nhanh chóng. Nhựa kém chất lượng thường bị oxy hóa hoặc phai màu khi tiếp xúc với ánh nắng và môi trường bên ngoài.

Quá trình lắp ráp không đúng: Lỗi trong quá trình lắp ráp, chẳng hạn như việc siết quá chặt hoặc không khớp hoàn hảo các thành phần, có thể gây ra các vết nứt, thấm nước hoặc làm giảm hiệu suất chiếu sáng.

Môi trường: Đèn pha thường xuyên tiếp xúc với với thời tiết như mưa, bụi, ánh sáng mặt trời mạnh và sự thay đổi nhiệt độ khi từ bên gara ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mờ đục, ngưng tụ hơi nước bên trong hoặc oxy hóa bề mặt đèn.

Sử dụng không đúng cách: Việc sử dụng bóng đèn công suất cao hơn mức quy định có thể làm tăng nhiệt độ quá mức bên trong đèn pha, gây hỏng hóc hoặc giảm tuổi thọ của đèn. Ngoài ra, việc không bảo dưỡng đúng cách như vệ sinh đèn thường xuyên cũng làm cho đèn pha dễ bị hư hỏng.

Có nhiều nguyên nhân xảy ra các khuyết tật trên xe ô tô
Có nhiều nguyên nhân xảy ra các khuyết tật trên xe ô tô

Lý do phải đánh bóng và vệ sinh đèn pha ô tô thường xuyên

Đánh bóng và vệ sinh đèn pha là cách hiệu quả để phục hồi đèn bị xước để khắc phục tình trạng đèn bị mờ, ám. Việc vệ sinh và đánh bóng đèn pha ô tô mang lại nhiều lợi ích quan trọng có thể kế đến như:

Cải thiện khả năng chiếu sáng: Theo thời gian, bụi bẩn, côn trùng và các yếu tố từ môi trường bám vào bề mặt đèn pha, làm giảm khả năng phát sáng của đèn. Vệ sinh và đánh bóng giúp loại bỏ những lớp bụi này, khôi phục độ sáng của đèn, từ đó cải thiện tầm nhìn khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.

Tăng an toàn khi giao thông: Đèn pha sáng và rõ ràng giúp người lái dễ dàng nhìn thấy chướng ngại vật, biển báo và các phương tiện khác trên đường. Đồng thời, đèn pha sạch sẽ giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận ra xe của bạn, giảm nguy cơ va chạm.

Tăng thẩm mỹ và giá trị xe: Đèn pha trong tình trạng tốt không chỉ nâng cao vẻ ngoài của xe mà còn giúp duy trì giá trị xe khi bán lại. Một chiếc xe có đèn pha sạch sẽ, sáng bóng sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với người mua và thể hiện sự chăm sóc xe kỹ lưỡng.

Vệ sinh và đánh bóng đèn giúp xe ô tô có tính thẩm mỹ hơn
Vệ sinh và đánh bóng đèn giúp xe ô tô có tính thẩm mỹ hơn

Một số phương pháp làm sạch và vệ sinh đèn pha mà bạn có thể làm tại nhà

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp bạn dễ dàng làm sạch và vệ sinh đèn pha ô tô tại nhà, chỉ với các nguyên liệu sẵn có:

Hỗn hợp giấm và muối nở

Để làm sạch đèn pha, bạn có thể pha trộn giấm trắng với muối nở (baking soda) thành một hỗn hợp sệt. Sau đó, dùng khăn mềm thoa đều hỗn hợp này lên bề mặt đèn và chà nhẹ theo chuyển động tròn.

Hỗn hợp này không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn mà còn làm sáng lại các đèn pha bị mờ hoặc ố vàng nhờ vào tính axit nhẹ của giấm và khả năng mài mòn của muối nở. Sau khi chà, rửa sạch đèn bằng nước và lau khô.

Giấm và muối có khả năng làm sạch tốt vết ố trên đèn pha ô tô
Giấm và muối có khả năng làm sạch tốt vết ố trên đèn pha ô tô

Keo dán nhựa

Nếu muốn một phương pháp chuyên nghiệp hơn, bạn có thể sử dụng keo dán nhựa để làm sạch và đánh bóng đèn pha. Chỉ cần thoa một lớp keo mỏng lên bề mặt đèn, sau đó dùng khăn mềm đánh bóng theo hướng dẫn trên sản phẩm.

Keo dán nhựa không chỉ giúp làm sạch mà còn tạo một lớp bảo vệ, giúp đèn pha tránh được những tác động từ môi trường như bụi bẩn và ánh nắng mặt trời, duy trì độ sáng lâu dài.

Kem đánh răng

Kem đánh răng là một trong những giải pháp phổ biến và dễ làm nhất. Chỉ cần thoa một lượng nhỏ kem đánh răng lên bề mặt đèn pha, sau đó dùng khăn hoặc bàn chải mềm chà xát nhẹ nhàng. Các hạt mài mòn có trong kem đánh răng sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và các vết ố vàng, khôi phục lại độ trong suốt cho đèn pha. Sau khi chà, bạn chỉ cần rửa sạch và lau khô là đã có thể thấy sự khác biệt rõ rệt.

Kem đánh răng cũng là cách vệ sinh đèn pha ô tô tại nhà
Kem đánh răng cũng là cách vệ sinh đèn pha ô tô tại nhà

Các phương pháp này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp bạn giữ cho đèn pha luôn trong suốt và sáng rõ, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Nếu như đèn pha của bạn bị xước hoặc mờ phá nặng, bạn có thể sử dụng dịch vụ đánh bóng đèn pha tại AP CAR CARE .

Quy trình đánh bóng và vệ sinh đèn pha tại AP CAR CARE

Tại Apcarcare quy trình vệ sinh và đánh đánh bóng đèn pha sẽ được nhân viên làm tận tâm và chuyên nghiệp nhằm đáp ứng đủ các tiêu chí mà khách hàng đưa ra.

Bước 1: Làm sạch đèn pha

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đánh bóng, nhưng thường bị các trung tâm bỏ qua. Việc làm sạch này không chỉ giúp loại bỏ những tác nhân có thể gây thêm trầy xước trong quá trình đánh bóng, mà còn cho người thợ dễ dàng đánh giá mức độ và vị trí các vết xước hiện có. 

Khi bề mặt đèn được làm sạch hoàn toàn, việc đánh bóng trở nên hiệu quả hơn, giúp khôi phục độ sáng rõ ràng, đều màu cho đèn pha và đảm bảo chất lượng công việc đạt mức tối ưu.

Bước 2 Làm sạch vết xước xe

Làm sạch các vết xước trên đèn pha bằng các dung dịch chuyên dụng và nước. Sau đó tiến hành Clay bề mặt bằng hóa chất để tẩy các vết bẩn li ti. Bước này giúp tăng hiệu quả khi đánh bóng xe và giúp xác định tình trạng vết xước.

Bước 3: Đánh bóng giai đoạn 1

Với những vết xước sâu, bước đầu tiên cần thực hiện là xả nhám và xử lý bằng bass đánh bóng bước 2. Đây là bước quan trọng nhằm phá xước, giúp tăng hiệu quả cho các giai đoạn đánh bóng sau.

Bước 4: Đánh bóng giai đoạn 2

Sau khi hoàn thành việc phá xước, chúng ta tiếp tục với giai đoạn đánh bóng thứ hai. Sử dụng máy đánh bóng một tua Rotary kết hợp với bass Fine Cut and Polish giúp xử lý bề mặt sâu hơn, làm mờ đi những vết xước còn sót lại và chuẩn bị cho giai đoạn hoàn thiện.

Bước 5: Đánh bóng đèn giai đoạn cuối

Đây là bước hoàn thiện, sử dụng máy đánh bóng hai tua Dual Action cùng bass Final Polish để loại bỏ các vết quầng mạng nhện do bước trước để lại. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, giai đoạn này có thể loại bỏ tới 90% khuyết tật bề mặt trên đèn pha, mang lại độ sáng trong suốt và đều màu cho đèn.

Bước 6: Phủ nano bảo vệ đèn

Nếu chỉ đánh bóng mà không phủ một lớp bảo vệ, hiệu quả sẽ không duy trì lâu dài. Bụi bẩn và các yếu tố môi trường sẽ nhanh chóng gây lại các vết trầy xước trên bề mặt đèn pha. Vì thế, bước cuối cùng trong quy trình này là phủ một lớp nano ceramic, giúp bảo vệ đèn pha khỏi tác động của môi trường, duy trì sự trong suốt và bảo vệ bề mặt lâu dài.

Quy trình đánh bóng tại APCARCARE
Quy trình đánh bóng tại APCARCARE

Qua những chia sẻ trên, hy vọng đã tìm ra phương pháp để vệ sinh đèn pha ô tô ngay tại nhà. Đối với trường hợp xe của bạn bị khuyết quá nặng và bạn không thể tự xử lý tại nhà, hãy đến ngay với APCARCARE. APCARCARE là trung tâm sữa chữa và chăm sóc xe hơi hàng đầu tại Miền Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin sẽ mang lại chiếc xe bạn vẻ đẹp như ngày đầu mua.

CN 1: 2 Lê Lư, P.Phú Thọ Hoà, Q.Tân Phú, TPHCM

CN 2: 76 Đường số 39, P.Tân Quy, Q.7, TPHCM

CN 3: 389/28 QL13, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức

CN 4: 147 Nguyễn Tri Phương, P.Xuân An, TP.Long Khánh, Đồng Nai