Sơn xe ô tô là một phần quan trọng giúp bảo vệ và tạo thẩm mỹ cho chiếc xe của bạn. Tuy nhiên, trong quá trình sơn, có thể xuất hiện một số lỗi. Những lỗi này không chỉ làm giảm vẻ đẹp của xe mà còn ảnh hưởng đến độ bền của lớp sơn. Cùng với AP CAR CARE tìm hiểu chi tiết các lỗi thường gặp khi sơn xe ô tô qua bài viết sau nhé!
Nứt sơn
Dấu hiệu: Trên bề mặt sơn xuất hiện các vết nứt nhỏ, thường là hình dạng mạng nhện hoặc các đường nứt kéo dài theo một chiều nhất định. Ban đầu, những vết nứt này có thể rất nhỏ và khó nhận thấy, nhưng theo thời gian, chúng sẽ lan rộng ra, làm bề mặt sơn trở nên xấu và dễ bong tróc.
Nguyên nhân: Lớp sơn được phủ quá dày hoặc sơn không được trộn đều trước khi sơn. Bề mặt xe chưa được làm sạch kỹ, dẫn đến sự không đồng đều khi sơn. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, như khi xe di chuyển từ môi trường nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cũng có thể gây áp lực lên lớp sơn và làm nó bị nứt.
Cách xử lý: Đầu tiên, cần đánh bóng nhẹ để kiểm tra xem các vết nứt có thể mờ đi hay không. Nếu vết nứt sâu, phải loại bỏ hoàn toàn lớp sơn bị hỏng và sơn lại từ đầu. Khi sơn lại, cần đảm bảo bề mặt xe được làm sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và dầu mỡ.
Ố sơn
Dấu hiệu: Bề mặt xe có những vết ố vàng hoặc loang lổ, thường thấy rõ ở các khu vực như nắp capo, mui xe hoặc cánh cửa. Các vết ố này làm giảm đi độ sáng bóng tự nhiên của lớp sơn và làm cho xe trông cũ kỹ. Đôi khi, vết ố có thể hình thành thành những mảng màu không đều, tạo cảm giác lớp sơn bị loang màu, không đồng nhất.
Nguyên nhân: Ố sơn thường xuất hiện khi xe tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như nước mưa có chứa axit, nhựa cây, phân chim, bụi bẩn hoặc hóa chất từ các công trình xây dựng. Nếu các chất này không được lau chùi kịp thời, chúng sẽ phản ứng với bề mặt sơn và gây ra hiện tượng ố.
Cách xử lý: Nếu vết ố mới hình thành, bạn có thể sử dụng các dung dịch tẩy ố chuyên dụng để loại bỏ. Đối với những vết ố lâu ngày và cứng đầu, cần dùng phương pháp đánh bóng bằng máy để làm mờ đi vết ố và khôi phục lại độ bóng cho lớp sơn.
Bụi sơn
Dấu hiệu: Khi nhìn kỹ bề mặt sơn, bạn sẽ thấy những hạt bụi nhỏ li ti bám chặt vào lớp sơn, làm cho bề mặt không được mịn màng. Những hạt bụi này có thể tạo ra các đốm nhỏ trên lớp sơn, khiến bề mặt trông thô ráp và thiếu độ bóng. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, các hạt bụi này sẽ phản chiếu ánh sáng, làm cho chúng càng dễ nhận ra hơn, gây mất thẩm mỹ cho lớp sơn xe ô tô.
Nguyên nhân: Bụi sơn thường xuất hiện khi quá trình sơn diễn ra trong môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc khi bề mặt xe không được làm sạch kỹ trước khi sơn. Ngoài ra, nếu dụng cụ sơn như súng phun, chổi sơn không được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn từ các dụng cụ này có thể bám vào lớp sơn.
Cách xử lý: Để xử lý bụi sơn, có thể dùng giấy nhám mịn để chà nhẹ lên bề mặt sơn, sau đó đánh bóng lại để làm mịn và khôi phục độ bóng cho lớp sơn. Để ngăn ngừa bụi sơn trong nên sơn trong môi trường sạch sẽ, không có bụi bẩn, đảm bảo các dụng cụ sơn được vệ sinh kỹ trước khi sử dụng.
Xước quầng
Dấu hiệu: Trên bề mặt xe xuất hiện các vết xước hình tròn nhỏ, dễ nhìn thấy dưới ánh sáng mạnh. Những vết xước này làm cho lớp sơn không đều, giảm độ bóng và làm cho xe trông cũ hơn. Chúng thường thấy rõ nhất trên các bề mặt màu tối như đen hoặc xanh đậm.
Nguyên nhân: Do rửa xe không đúng cách, sử dụng khăn lau hoặc bàn chải cứng làm xước bề mặt sơn. Khi lau chùi xe, nếu không sử dụng các sản phẩm chuyên dụng hoặc dùng khăn bẩn, các hạt bụi và cát nhỏ có thể ma sát với bề mặt sơn, gây ra hiện tượng xước quầng.
Cách xử lý: Để loại bỏ vết xước quầng, cần sử dụng các sản phẩm đánh bóng chuyên dụng. Quá trình đánh bóng bằng máy hoặc bằng tay sẽ giúp làm mờ các vết xước và khôi phục độ bóng cho lớp sơn. Sau đó, phủ một lớp sáp bảo vệ để tránh tình trạng xước quầng tái diễn.
Vết trầy xước
Dấu hiệu: Vết trầy xước thường xuất hiện dưới dạng các đường rạch dài trên bề mặt sơn, có thể nhìn thấy rõ ràng khi chạm tay vào hoặc khi ánh sáng chiếu vào.
Nguyên nhân: Do va chạm với các vật cứng như đá, cành cây, hoặc do các hành động vô ý như dùng chìa khóa, nhẫn, hoặc đồ vật sắc nhọn. Việc rửa xe hoặc lau chùi không cẩn thận cũng có thể gây ra vết trầy xước.
Cách xử lý: Đối với vết trầy nông, có thể sử dụng sản phẩm đánh bóng để làm mờ đi vết xước. Đối với các vết xước sâu, cần sử dụng bút sơn hoặc các sản phẩm sơn chấm điểm để lấp đầy vết xước, sau đó đánh bóng và phủ sáp để khôi phục lại độ hoàn thiện của lớp sơn. Trong trường hợp vết xước quá lớn hoặc nghiêm trọng, cần đến đến các cơ sở đẻ thợ sơn chuyên nghiệp để sơn lại.
Lỗi vỏ cam trên sơn xe
Dấu hiệu: Bề mặt sơn xe có hiện tượng sần sùi, không mịn màng, giống như bề mặt của vỏ cam. Khi nhìn từ xa, bề mặt xe trông không được bóng bẩy và có vẻ lồi lõm nhẹ. Hiện tượng này thường thấy rõ nhất trên những lớp sơn không được thi công cẩn thận.
Nguyên nhân: Do quá trình phun sơn không đúng kỹ thuật, chẳng hạn như phun sơn quá dày, hoặc không điều chỉnh áp suất của súng phun sơn đúng cách. Ngoài ra, việc sơn trong điều kiện môi trường không đạt chuẩn, như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, cũng có thể gây ra hiện tượng vỏ cam.
Cách xử lý: Để xử lý lỗi vỏ cam, cần tiến hành mài mịn bề mặt sơn bằng giấy nhám mịn hoặc máy mài chuyên dụng, sau đó đánh bóng lại để bề mặt trở nên mịn màng và sáng bóng.
Sơn xe bị chảy
Dấu hiệu: Lớp sơn chảy xuống tạo thành các vệt dài hoặc giọt sơn lồi trên bề mặt xe, làm cho lớp sơn không đều và thiếu thẩm mỹ. Các vệt sơn chảy thường thấy rõ trên các bề mặt thẳng đứng hoặc nghiêng, như cánh cửa hoặc bên hông xe.
Nguyên nhân: Thường do phun sơn quá dày hoặc phun ở khoảng cách quá gần bề mặt xe. Ngoài ra, việc sơn trong môi trường ẩm ướt hoặc điều kiện nhiệt độ không ổn định cũng có thể làm cho lớp sơn bị chảy. Sử dụng loại sơn không phù hợp hoặc quá lỏng cũng là một nguyên nhân phổ biến.
Cách xử lý: Để khắc phục, cần chờ cho lớp sơn chảy khô hoàn toàn, sau đó sử dụng giấy nhám mịn để mài phẳng khu vực bị lỗi. Tiếp theo, đánh bóng lại để khôi phục độ mịn cho bề mặt sơn. Trong lần sơn sau, cần điều chỉnh kỹ thuật phun sơn, chú ý phun từ xa và kiểm soát độ dày của lớp sơn để tránh tình trạng sơn bị chảy lặp lại.
Bong tróc trên bề mặt
Dấu hiệu: Lớp sơn bị nứt và tách ra khỏi bề mặt xe, để lộ lớp sơn lót hoặc kim loại bên dưới. Những mảng sơn bong tróc có thể bắt đầu từ những vết nhỏ và dần dần lan rộng ra, làm cho bề mặt xe trở nên loang lổ và mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân: Do sơn xe không được chuẩn bị và thi công đúng cách, chẳng hạn như không làm sạch hoặc không tạo lớp bám dính tốt trước khi sơn. Sử dụng loại sơn kém chất lượng hoặc sơn không tương thích với lớp lót và bề mặt xe. Lớp sơn không được bảo vệ bằng sáp hoặc các lớp phủ bảo vệ sau khi sơn, làm giảm độ bền của sơn.
Cách xử lý: Để xử lý hiện tượng bong tróc, cần loại bỏ hoàn toàn lớp sơn bằng cách cạo nhẹ hoặc sử dụng giấy nhám để mài mịn bề mặt. Tiếp theo, làm sạch bề mặt xe và đảm bảo không còn bất kỳ bụi bẩn hay dầu mỡ nào. Sau đó, sử dụng lớp lót chất lượng để tạo bề mặt bám tốt cho sơn mới.
Qua những chia sẻ trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về các lỗi thường gặp khi sơn xe ô tô và cách xử lý hiệu quả cho từng trường hợp. Việc nhận diện sớm và xử lý kịp thời không chỉ giúp duy trì thẩm mỹ cho xe mà còn bảo vệ lớp sơn khỏi những hư hại nghiêm trọng.