Hôm nay cuối tuần, với quan điểm cá nhân, mình xin “check list” ra một vài chỗ để anh chị em cùng bàn thảo và chia sẻ thêm:
1- Tonal Accuracy (TA) và Overall Spectral Balance (OSB)
-Tonal Accuracy là độ chính xác về âm sắc. Nó được chia ra từng khoảng âm SubBass-MidBass-MidRange-HighFrequency, để tiện cho việc nhận xét, đánh giá
Muốn có âm sắc tốt thì việc đầu tiên là… tiền cũng phải tốt! – Rất tiếc, đây lại là sự thật!
Âm sắc nó thuộc về “tố chất” của thiết bị. Không ai có thể Tune (cân chỉnh) 1 bộ loa OEM rẻ tiền để có được âm sắc như những bộ loa có giá trị cao hơn hàng chục lần được!
Nếu có được một hệ thống well-tuned, thì chúng ta cũng chỉ được hưởng thụ giá trị trong giới hạn của những thiết bị đó mà thôi! Không thể hy vọng hệ thống đó cũng sẽ có được những giá trị “giống như” trên một hệ thống khác (cũng được well-tuned) có phẩm chất thiết bị cao hơn.
-Overall Spectral Balance là độ cân bằng tổng thể
Nói ngắn gọn, nó là sự kết hợp của các dải âm SubBass, MidBass, MidRange và High trong một hệ thống với nhau, để trình diễn một tác phẩm âm nhạc.
Mỗi bản thu âm được xem là một “nguyên mẫu” cho cả hệ thống.
Khi trình diễn, bất kỳ chi tiết nào của nguyên mẫu mà bị thiếu, hay thừa (về độ lớn, âm lượng của mỗi đối tượng thuộc nguyên mẫu); hoặc sai lệch về thời gian (timming – decay, attack…), thì, bất kể lí do là gì, hệ thống đó chưa thể được gọi là cân bằng, chính xác, hay đạt độ trung thực…
Tới đây, một số người sẽ nghĩ: Overall Spetral Ballance, nếu có lỗi thì phần lỗi sẽ thuộc về việc cân chỉnh chưa tốt. Điều này cũng chưa hoàn toàn đúng!
Những thiết bị rẻ tiền thì một số khả năng như tốc độ, độ kiểm soát, độ chính xác…(là những yếu tố chính có thể làm sai lệch về tính chất của OSB) sẽ không bao giờ giống được với những thiết bị mắc tiền. Cho dù khả năng cân chỉnh luôn đạt 10/10 thì bản chất thiết bị khác nhau cũng sẽ cho kết quả khác nhau
Khi đạt được kết quả tốt nhất của TA và OSB thì chúng ta có thể kết luận: Hệ thống này đã được khai thác hết giá trị (trong 1 môi trường cụ thể)
Và “GIÁ TRỊ” của một hệ thống rẻ tiền và một hệ thống mắc tiền sẽ là KHÁC NHAU
(Và, tất nhiên, nếu tune chưa tới thì hệ thống mắc tiền hay rẻ tiền thì người nghe cũng sẽ mất đi nhiều cảm xúc).
2- Stage width – Độ rộng của Sound Stage
Một số người hay ngộ nhận khoang xe rộng sẽ cho ra Stage-width tốt hơn là khoang xe hẹp. Điều này chưa chắc đã đúng!
Stage-Width của một hệ thống được xác lập bởi mốc là 2 cột A của xe
Khi âm nằm bên trong 2 cột A, thì gọi là độ rộng kém. Âm nằm khoảng ngang cột A thì là trung bình, và vượt ra bên ngoài cột A được gọi là rộng – Tất nhiên, kém ít kém nhiều, rộng ít rộng nhiều đều có các giá trị để đánh giá cụ thể
Việc hệ thống cho ra Stage-Width phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là vị trí của loa và “độ vô hình” của thiết bị.
Với những hệ thống Hi-End, tuy vị trí vật lí của loa ở chỗ này, nhưng âm thanh (nói rõ hơn là tiếng của nhạc cụ/voice) nó phát ra ở tút ngoài xa chứ không nằm ở loa
Với 2 đặc điểm trên, thì đôi khi một xe Morning có thể đánh bại một xe Canival về độ rộng âm thanh là hoàn toàn có thể.
3- Distance to Sound Stage – Khoảng cách tới sân khấu
Cơ bản của AutoMobile là nghe nhạc khi lái xe trên đường. Không lí do gì mà phải tune 2, 3 vị trí ghế lái khi muốn nghe nhạc trên xe cả! Vì thế, dân chuyên nghiệp sẽ lấy vô-lăng và dash-board để làm cột mốc khi đánh giá về khoảng cách của Sound Stage – Họ không đánh giá cao việc kéo/ngả ghế ra sau quá xa (Châu Âu hay gọi là tricks), để chỉ đạt 2 chữ “khoảng cách” mà khiến cho việc lái xe một cách bình thường là không thể thực hiện được…
Còn một số (có thể gọi là vấn đề) nữa, nhưng ở post này, mình list trước 3 vấn đề thường gặp trong thực tế trước.