NHỮNG LOẠI ĐỘ NÀO ĐƯỢC CHẤP NHẬN KHI ĐĂNG KIỂM

I. Đăng kiểm xe và một vài vấn đề cơ bản bạn cần biết.

1.Đăng kiểm là gì?

Theo giải thích tại điều 1 khoản 3 thông tư Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (thường gọi là đăng kiểm) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.

2. Tại sao khi độ xe cần chú ý các quy định đăng kiểm?

  • Theo các thông tư của bộ GTVT có quy định về một số yêu cầu đối với việc đăng kiểm nhằm đánh giá mức độ an toàn và tình trạng kỹ thuật của xe, do đó một số xe vi phạm sẽ bị loại khỏi đăng kiểm. Việc độ xe không bị cấm, tuy nhiên một số hoạt động độ xe làm thay đổi nhiều số liệu kỹ thuật hoặc độ xe ở một vài vị trí sẽ bị loại khi đăng kiểm. 
  • Đối với những ô tô chưa được đăng kiểm chủ xe có thể phải chịu phạt tiền hoặc thậm chí có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tùy theo khoảng thời gian đăng kiểm chậm. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP :Thời gian đăng kiểm chậm dưới 1 tháng: phạt từ 3 – 4.000.000 VND và có thể tước giấy phép lái xe 1 tháng; Thời gian đăng kiểm chậm trên 1 tháng: phạt từ 4 – 6.000.000 VND và có thể tước giấy phép lái xe 1-3 tháng)

3. AP Car Care, địa điểm an toàn và đáng tin cậy để gửi gắm xế yêu.

 Việc chăm sóc, bảo dưỡng hay độ xe cũng đều cần chú ý bởi chiếc xe không đơn thuần là phương tiện đi lại, đó còn là người bạn đồng hành trên khắp mọi nẻo đường, chỉ có thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng mới có thể sớm phát hiện ra nguy hiểm tiềm ẩn và chăm sóc cho người bạn đồng hành này một cách tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm giá trị cho cộng đồng, AP  Car Care sẽ mang tới cho bạn không chỉ một trải nghiệm tuyệt vời mà còn là an toàn cho bạn và gia đình.

1q

  1. Những loại độ xe nào được chấp nhận đăng kiểm?
  • Độ, thay đổi nội thất xe:

Đây là phần tương đối dễ thở đối với anh em chủ xe. Nội thất xe có thể độ và đổi khá nhiều nhưng không bị kiểm tra quá khắt khe, một số thay thế, độ có thể kể đến như: 

  • Thay thế từ ghế bọc da sang ghế bọc nỉ (do thời tiết đặc trưng tại Việt Nam, ghế bọc da dễ bốc mùi nên chú ý và cân nhắc thay đổi sang bọc nỉ để có trải nghiệm lái xe tốt hơn)
  • Độ loa, có thể nâng cấp loa, âm thanh trong xe
  • Thay đổi màn hình Android, giúp hỗ trợ hướng dẫn lái xe, dẫn đường,… không ảnh hưởng quá nhiều đến kết cấu chung của xe

Tuy nhiên không thể lắp thêm ghế trên xe (đối với xe van, xe bán tải)

2q

  • Độ mâm, độ bánh xe

Tất nhiên việc tùy tiện độ mâm độ bánh chỉ vì đẹp mà không chú ý đến các thông số kỹ thuật được chấp nhận thì sẽ bị loại ngay. Nhưng việc độ mâm và bánh thì không hoàn toàn bị cấm bởi ngoài các loại mâm và bánh cơ bản nhà sản xuất có thể đưa ra các phụ kiện và các thông số có thể chấp nhận được khi thay đổi, sửa chữa, độ những bộ phận này.

  • Độ đèn

Có thể thay đổi và độ đèn. Tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu về hình dạng, kích thước và loại bóng đèn

Ngoài ra việc thay đèn không làm thay đổi kết cấu điện của xe nhằm đảm bảo an toàn.

Khi thay, đổi hay độ đèn cần chú ý đến công suất đủ lớn và khả năng chiếu sáng tốt ổn định.

3q

  • Dán Decal, sơn xe:

Đối với việc sơn xe hay dán decal nên chú ý đến độ phủ của decal và sơn xe không nên dán toàn bộ hay sơn màu sơn khác hoàn toàn với màu sơn ban đầu của xe.

  • Chú ý

Về cơ bản trong quá trình đăng kiểm xe không hề cấm độ xe. Mấu chốt của vấn đề này ở chỗ đăng kiểm nhằm mục đích đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Sau khi xe được độ, một số loại hình độ xe sẽ làm thay đổi thông số kỹ thuật của xe mất đi những tiêu chí tiêu chuẩn ban đầu nên không được đăng kiểm.

Những loại hình độ xe được đăng kiểm là những loại độ xe vẫn đảm bảo được thông số kỹ thuật. Bên cạnh đó, các sai lệch thông số, hỏng hóc có thể chia làm 3 loại:

 – Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS – MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;

– Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS – MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;

– Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS – DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.

Ở đây đánh giá thuộc MiD sẽ được chấp nhận đăng kiểm còn hai đánh giá còn lại thì không.

Tham khảo thêm về các sai lệch, khác biệt được chấp nhận tại đây 

III. Các yêu cầu về đăng kiểm tại Việt Nam

  1. Cơ quan kiểm định và quyền hạn:

Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm định và đăng kiểm xe tại Việt Nam là Cục Đăng kiểm Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Cục Đăng kiểm có quyền hạn kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho các loại xe cơ giới trên đường bộ.

  1. Quy trình kiểm định xe và yêu cầu cần tuân thủ:

Quy trình kiểm định xe tại Việt Nam bao gồm các bước sau:

– Chuẩn bị hồ sơ: Chủ xe cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy phép lái xe, và các giấy tờ liên quan khác.

– Kiểm tra kỹ thuật: Xe sẽ được kiểm tra các yếu tố kỹ thuật như đèn, còi, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống điện, khung gầm, và các hệ thống khác.

– Kiểm tra an toàn: Kiểm tra các yếu tố an toàn như dây an toàn, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống cân bằng điện tử (ESP), và các yếu tố khác.

– Kiểm tra khí thải: Xe sẽ được kiểm tra khí thải để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và khí thải ô nhiễm.

– Cấp giấy chứng nhận đăng kiểm: Nếu xe đạt các yêu cầu kiểm định, Cục Đăng kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho xe.

Các yêu cầu cần tuân thủ khi đăng kiểm xe bao gồm tuân thủ quy định về kỹ thuật, an toàn, môi trường, và các quy định khác của pháp luật giao thông.

  1. Hình thức phạt và hậu quả khi vi phạm quy định đăng kiểm:

Nếu xe không tuân thủ quy định đăng kiểm, chủ xe có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật giao thông. Hình thức phạt có thể là phạt tiền, tước giấy phép lái xe, tước giấy chứng nhận đăng kiểm, tịch thu xe, và các hình thức phạt khác. Ngoài ra, xe không đăng kiểm hợp lệ cũng không được tham gia giao thông và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

AP Car Care chúc bạn thành công!!!