Những hiểu biết về hệ thống gạt nước trên ô tô

Gạt nước trên ô tô hay chính xác hơn là trên kính lái là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tài xế có tầm nhìn tốt khi lưu thông. Chúng giúp loại bỏ bụi bẩn, nước đọng trên kính giúp tầm nhìn của người tài xế được “thông thoáng” hơn.

Nhưng, thật sự bạn đã hiểu rõ về gạt nước hoạt động như thế nào? Cấu tạo ra sao chưa? Bài viết này, AP Car Care xin được chia sẻ với bạn điều ấy.

Sự ra đời hệ thống gạt nước trên ô tô:

– Thật bất ngờ, việc tạo ra gạt nước đầu tiên và chủ nhân của bằng sáng chế này lại là một người phụ nữ – Marry Anderson.

– Marry từng miêu tả “Một thiết bị làm sạch cửa sổ dành cho xe hơi và hoạt động trên nguyên tắc đòn bẩy, tài xế sẽ dùng một chiếc cần gạt trong xe để di chuyển bộ phận làm sạch nằm trên kính lái”. Và từ đó, gạt nước liên tục được cải tiến, bộ sung và hoàn thiện như ngày nay.

Gạt nước trên ô tô đầu tiên

Gạt nước trên ô tô đầu tiên

Cấu tạo hệ thống gạt nước trên ô tô:

Gồm 2 thành phần chính:

– Hệ thống motor điện và trục vít để giảm bớt lực truyền từ motor tới lưỡi gạt.

– Cơ cấu đòn bẩy tạo chuyển động quay từ motor thành chuyển động tịnh tiến của lưỡi gạt trên kính lái.

Cấu tạo gạt nước kính lái ô tô

Cấu tạo gạt nước kính lái ô tô

Hoạt động hệ thống gạt nước trên ô tô:

1. Hệ thống điện và trục vít:

– Vào những lúc mưa to gió lớn, gạt nước cần có một lực lớn để có thể di chuyển nhanh lưỡi gạt qua lại trên kính lái. Lực này đến từ motor và truyền qua trục vít.

– Trục vít có tác dụng tăng cường moment xoắn của motor lên khoảng 50 lần và giảm tốc độ quay motor xuống khoảng 50 lần.

– Chính vì thế, tạo nên được chuyển động hoàn hảo và mạnh mẽ của lưỡi gạt phía bên ngoài của kính lái.

– Hệ thống này được tích hợp 1 mạch điện tử nhận biết được khả năng bung ra hết cỡ cửa lưỡi gạt và duy trì hoạt động này để xếp lại như cũ. Ngoài ra, mạch điện tử này còn điều khiển hoạt động của lưỡi gạt với các chế độ liên tục hay ngưng 1 thời gian nhất định.

2. Hệ thống đòn bẩy:

– Vấu cam nhỏ được gắn vào trục bánh răng nối với trục vít. Khi trục vít quay, bánh răng và vấu cam cũng quay theo. Đầu kia của vấu cam được nối với thanh truyền.

– Hệ thống này sẽ biến chuyển động quay của vấu cam thành chuyển động tịnh tiến.

Lưỡi gạt:

Lưỡi gạt:

Hình minh họa

– Bề mặt tiếp xúc giữa lưỡi gạt với kính được phủ một lớp cao su mỏng, giúp tạo độ bám nhất định, loại bỏ nước và bụi bẩn.

– Với lưỡi gạt mới, lớp cao su sạch sẽ loại bỏ nước và bụi bẩn sạch sẽ hơn mà không để lại các vệt bẩn trên kính. Nhưng khi lớp cao su đã cũ, lưỡi gạt không còn ôm sát vào kính và tạo ra các vệt bẩn trên kính.

– Ô tô hiện tại được trang bị 2 lưỡi gạt,chúng cùng di chuyển và làm sạch bề mặt kính tốt hơn.

Điều khiển gạt nước:

– Ở chế độ liên tục, gạt nước có thể được điều chỉnh ở 2 chế độ cường độ cao hoặc thấp tùy vào nhu cầu của tài xế.

– Với chế độ có thời gian ngưng, sau khi kết thúc 1 lượt, các lưỡi gạt sẽ nghỉ 1 khoảng thời gian ngắn nhất định.

– Núm điều khiển gạt nước thường nằm vị trí bên trái (bên phải tùy dòng xe) của vô lăng, đối diện với núm điều khiển đèn xi nhan.