NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐƯA XE ĐI KIỂM ĐỊNH
Kiểm định là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông trước khi được phép tham gia giao thông.Vì thế cần phải kiểm tra phương tiện cẩn thận trước khi đưa xe đi kiểm định để có được kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, AP Car Care sẽ giới thiệu một số lưu ý quan trọng trước khi đưa xe đi kiểm định, để xe tránh gặp phải những rắc rối không đáng có.
Trạm kiểm định xe
- Các bộ phận của xe cần kiểm tra trước khi đăng kiểm
Trước khi đem xe đi kiểm định cần phải kiểm tra tổng thể các bộ phận của 1 xe, để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu khi kiểm định. Điều này sẽ tăng khả năng xe đạt được kết quả kiểm định tốt và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Dưới đây là một số hạng mục kiểm tra chính để bạn có thể tham khảo:
– Kiểm tra nội thất và ngoại thất xe: Trạng thái ghế ngồi, tựa đầu, dây an toàn và hệ thống khóa cửa bên trong nên được kiểm tra kĩ lưỡng. Ngoài ra, cũng cần xem xét tổng thể ngoại thất để phát hiện các hư hỏng, vết trầy xước hoặc các phần bị thiếu.
– Kiểm tra đèn chiếu sáng và hệ thống điện: Đảm bảo các công tắc và đèn (đèn pha, đèn xi-nhan, đèn hậu và đèn phanh) luôn hoạt động tốt và có đủ ánh sáng mạnh, để các xe từ phía sau hoặc đối diện đều có thể nhìn thấy.
– Kiểm tra hệ thống phanh và treo: Kiểm tra độ phanh của hệ thống phanh và trạng thái của bố thắng và bố gạt. Kiểm tra trạng thái của bộ treo, bao gồm lò xo và cụm giảm chấn.
– Kiểm tra động cơ và hệ thống lái: Kiểm tra mức dầu động cơ và các vết rò rỉ dầu. Đảm bảo hệ thống lái hoạt động mượt mà và không có tiếng ồn bất thường.
– Kiểm tra lốp và hệ thống treo: Kiểm tra áp suất lốp và đảm bảo chúng đạt đúng mức khuyến nghị. Kiểm tra mức mòn và vết nứt trên lốp và xem xét trạng thái của các bộ phận treo.
Nhân viên công tác kiểm tra đèn pha ô tô
- Hiểu rõ quy trình đăng kiểm xe
Việc hiểu rõ những yêu cầu cũng như quá trình đăng kiểm xe sẽ giúp bạn khiến quy trình đăng kiểm trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 bước trong quy trình kiểm định xe.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, dữ liệu
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan đến đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận.
Bước 2: Đăng ký kiểm định
Giấy chứng nhận kiểm định
Bước 3: Kiểm tra xe cơ giới
Quy trình kiểm định ô tô là những bước kiểm tra theo tuần tự do đơn vị có thẩm quyền thực hiện, bao gồm:
– Kiểm tra tổng quát xe
– Kiểm tra phần trên của xe
– Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe
– Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí thải)
– Kiểm tra phần dưới của xe
Kiểm định phần trên xe
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ
Bước 5: Trả kết quả
- Giấy tờ và thủ tục liên quan khi kiểm định xe
– CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)
– Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
– Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
– Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
– Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.
- Lựa chọn thời gian đi đăng kiểm hợp lý
Lựa chọn thời điểm hợp lý để đưa xe đi kiểm định cũng là một yếu tố quan trọng để có thể tránh các thời điểm đăng kiểm đông đúc, đồng thời tiết kiệm thời gian chờ đợi.
Trước khi đưa xe đi đăng kiểm, bạn hãy kiểm tra thời hạn đăng kiểm hiện tại của xe. Việc làm này giúp chúng ta có thể xác định được thời gian cần phải đăng kiểm là vào lúc nào trong năm.
Cần tránh các đợt đăng kiểm vào đầu tháng và cuối tháng vì đây là khoảng thời gian cao điểm. Thay vào đó hãy chọn những ngày trong tuần hoặc những ngày giữa tháng để việc đi đăng kiểm trở nên dễ dàng hơn.
Xe ra vào trạm kiểm định
Khoảng thời gian gần đến kì nghỉ lễ cũng là một yếu tố khiến cho việc đăng kiểm bị quá tải, vì đây là khoảng thời gian mà nhu cầu lưu thông sẽ tăng lên. Do đó, hãy nên tránh đăng kiểm vào những ngày gần dịp nghỉ lễ.
Quan trọng nhất, hãy tìm hiểu chính xác về thời gian làm việc của trạm kiểm định. Mỗi trạm kiểm định đều có giờ làm việc khác nhau, hãy xem xét giờ mở cửa và chọn thời gian đi đăng kiểm phù hợp để đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian hoàn thành quá trình kiểm định.
- Địa điểm bảo dưỡng xe uy tín trước khi đi đăng kiểm
Đưa xe đi bảo dưỡng trước khi đưa xe đi đăng kiểm là một việc rất quan trọng để đảm bảo các yêu cầu khi đăng kiểm cũng như tỷ lệ thành công khi xe được đăng kiểm. Bên cạnh đó, lựa chọn trung tâm bảo hành xe uy tín cũng là một lựa chọn tối ưu để nâng cao khả năng thành công khi đăng kiểm.
AP Car Care tự hào là một trong những địa điểm bảo dưỡng xe uy tín hàng đầu. Với nhiều năm hoạt động, chúng tôi đã đáp ứng được đa dạng các nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa xe của nhiều khách hàng.
Trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp AP Car Care
Ngoài ra, AP Car Care còn có một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm trong việc kiểm tra và bảo dưỡng xe. Họ được đào tạo để kiểm tra chi tiết các phần cần thiết trên xe của bạn để đảm bảo các yêu cầu cho xe kiểm định.
Hãy để AP Car Care chăm sóc cho xe của bạn. Liên hệ hotline để được tư vấn và đặt lịch hẹn để khám phá những dịch vụ tuyệt vời cho xe của bạn!